Tôi chưa bao giờ chơi thử game online, lại càng không phải là tín đồ của game (nhưng đã xem trên mạng và có cho con trai 9 tuổi đến tham dự Đại hội võ lâm tại nhà thi đấu Quần ngựa).
Tuy nhiên sau khi đọc bài viết "Có thể sẽ không còn những đại hội game online", tôi thực sự ngạc nhiên.
Tôi không chơi GAME Trong những năm gần đây, giới trẻ mải mê trong các vũ trường, bar, lắc, đua xe... những trò tiêu khiển ảnh hưởng nặng nề đến đạo đức, lối sống và gây ra các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Theo quan điểm của tôi, trong khi các nhà quản lý vĩ mô chưa đưa ra được định hướng và giải pháp thiết thực cho nhu cầu vui chơi giải trí của giới trẻ thì hiện tượng Game online lại là một tín hiệu đáng mừng.
Rõ ràng theo nhà quản lý phân tích "về mặt lý thuyết, trò chơi là tốt", đã tốt thì còn bàn gì nữa. Về mặt thực tế, bất cứ lĩnh vực nào bị lạm dụng đều gây hại đó là điều mà ai cũng biết. Khi vũ trường, karaoke, nhà nghỉ, quán bar... mọc ra như nấm làm hư hỏng thế hệ 8x, các nhà quản lý đã làm được những gì? Nhìn nhận ở góc độ quản lý, nhà nước đã cấp phép kinh doanh sao lại có thể dùng các biện pháp ngăn cản khi doanh nghiệp bắt đầu phát triển.
Trong khi chúng ta đang kêu gọi đầu tư và đưa ra những ưu đãi cho các nhà đầu tư, liệu có dám đầu tư không khi các nhà quản lý có những hành động như vậy? Như giới thiệu ban đầu, tôi không thích Game, nhưng nếu không có Đại hội võ lâm, trong trí tưởng tượng của con trai tôi lại thiếu vắng những hình ảnh thực, những "nam tử hán" của Kim Dung... và có nơi nào mới lạ để tôi đưa con đi chơi đây?
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét